Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc chơi trò mai phục và “cắt bánh”
Một học giả đã phân tích như vậy về chuyện gây hấn của Trung Quốc không chỉ trên biển Đông mà cả trên đất liền.

 



 


Các nước nhỏ nên làm gì trước trò chơi của các nước lớn? Đối thoại đa phương sẽ giúp Việt Nam tìm được tiếng nói chung và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong tranh chấp biển Đông.

 

Đó là một trong nhiều vấn đề được nêu ra tại hội thảo quốc tế về biển Đông 2014 do Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) tổ chức khai mạc ngày 25-7. Tại hội thảo có 22 tham luận của nhiều học giả đến từ nhiều nước cùng nhiều nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên trong nước.

 

Năng lượng ở biển Đông và trò chơi “cắt bánh”

 

“Chuyện gây hấn của Trung Quốc không chỉ trên biển Đông mà còn ở đất liền. Nếu nhìn bao quát, rõ ràng Trung Quốc đang chơi trò mai phục và cắt bánh, từng động thái của nước này đều đã được lên kế hoạch và có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn. Vụ giàn khoan 981, nếu chúng ta đặt nó là câu chuyện năng lượng ở biển Đông cũng không sai. Nhưng rõ ràng đó là cả một sự sắp đặt, một kế hoạch dài hơi của quốc gia này. Từng lát bánh cứ được cắt ra dần dần và những gì họ đã làm cho thấy được thái độ ngang ngược và bành trướng ngày càng mạnh” - diễn giả S. D. Pradhan, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia của thủ tướng Ấn Độ, nhấn mạnh.

 

Trong bài phát biểu của mình, ông S. D. Pradhan cũng khẳng định Trung Quốc đã tranh thủ mối quan hệ chưa bền chặt của Việt Nam, của cộng đồng Asean với quốc tế để thực hiện mưu đồ của mình một cách ngang ngược mà không thèm đoái hoài đến các chính sách, học thuyết chung của quốc tế. Ông cũng cho rằng trong những năm qua, Trung Quốc đã luôn đi ngược lại giữa lời nói và hành động của mình. Bằng nhiều chiêu bài, chính phủ nước này luôn làm lờ đi những bất ổn trong nước bằng những hành động gây hấn từ bên ngoài để hướng sự chú ý của người dân nước này vào đó. Và nếu nhận thấy được những vấn đề này, Việt Nam hoặc bất cứ nước nào đó đang có tranh chấp với Trung Quốc cũng sẽ có được những chính sách đối ngoại và quản lý xung đột hợp lý nhất.

 

Đối thoại đa phương

 

“Vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc đã có từ rất lâu. Nhưng tại sao đến bây giờ mới nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế? Phải chăng chính sách đối thoại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vấn đề này đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ bành trướng mà gần đây nhất là sự kiện giàn khoan 981. Mỗi quốc gia đều có những chiến lược của mình. Chúng ta chưa nói đến nó đúng hay sai, nhưng rõ ràng nếu chiến lược đó xuất phát từ những quan điểm minh bạch và được cộng đồng quốc tế biết qua chính sách đối thoại đa phương thì mọi việc sẽ rất dễ dàng được giải quyết. Nhất là trường hợp những quốc gia có hành vi gây hấn về vấn đề chủ quyền và lãnh thổ” - ý kiến mở đầu của GS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện ĐH George Mason (Hoa Kỳ), ngay lập tức nhận được sự đồng tình và phản biện của nhiều diễn giả tại hội thảo.

 

Diễn giả Evgeny Kanaev, thuộc Viện quan hệ quốc tế Moscow, khẳng định thêm: “Việt Nam không nên chỉ dùng nội lực, cần phải tận dụng các mối quan hệ quốc tế sẵn có của mình để có thể có được sự ủng hộ, hậu thuẫn đối với các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền”.

 

Giải pháp nên chọn chính sách đối thoại đa phương cũng được diễn giả Ming Wan (ĐH George Mason, Hoa Kỳ) đặt ra trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo qua từng thời kỳ đến đỉnh điểm của tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ông Wan dẫn giải: “Ngay khi thời điểm tranh chấp được đẩy lên cao, Thủ tướng Abe có những động thái khôn ngoan như tích cực tham gia vào các mối quan hệ, tổ chức mang tính chất khu vực và đặt vấn đề Trung Quốc thành vấn đề không chỉ của riêng Nhật Bản. Chính điều này đã khiến Nhật Bản nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới”.

 

Thay đổi chính sách đối ngoại, đồng thời thay đổi về chính sách quốc phòng của Nhật Bản được nhiều diễn giả cho rằng đều xuất phát từ sự gây hấn của Trung Quốc. Trả lời về vấn đề này, ông Wan khẳng định: “Rõ ràng Trung Quốc là một trong những nguyên nhân để Thủ tướng Abe cân nhắc điều chỉnh hiến pháp và các vấn đề liên quan đến quân sự. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cũng đã tính toán đến giải pháp này. Đối thoại trên tinh thần hợp tác, ôn hòa, nhưng không vì thế mà bỏ qua sức mạnh và chiến lược quân sự của mình”.

 

Có những giải pháp nhẹ nhàng hơn

 

Hành vi bá quyền của các nước lớn và vai trò của Liên Hiệp Quốc được diễn giả Vũ Mạnh Cường, ĐH Tôn Đức Thắng, đặt ra trong hội thảo cũng nhận được sự tán thưởng của nhiều diễn giả. Ông Cường cho rằng với vấn đề biển Đông, biện pháp quân sự sẽ không tốt cho bất kỳ bên nào. Mỗi quốc gia sẽ có những cân nhắc riêng của mình. Đó là lý do các nước lớn vẫn chưa mặn mà trong việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Các nước nhỏ chỉ biết trông cậy vào Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, đến nay Liên Hiệp Quốc vẫn chưa đưa ra được một giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.

 

Trước khi trình bày tham luận của mình, ông David Brown - nhà nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ - đặt ra câu hỏi: Dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa - nguyên nhân hay chìa khóa để giải quyết tranh chấp? Và ông khẳng định: “Xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển Đông không liên quan đến nguồn dầu. Trung Quốc đang muốn đưa ra một thông điệp với toàn thế giới rằng chủ quyền lãnh thổ của họ là những giàn khoan di động trên biển Đông”.

 

Trong phần cuối cùng của ngày thứ nhất của hội thảo, bà Cheryl Rita Kaura - một nhà nghiên cứu tự do đến từ Malaysia - cho rằng: “Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như sẽ có những giải pháp nhẹ nhàng hơn đối với vấn đề tranh chấp trên biển Đông nếu như tích cực tham gia vào cộng đồng hoặc các tổ chức xã hội như bảo vệ môi trường. Ở đó, sự nhạy cảm chính trị sẽ dễ tìm được tiếng nói chung hơn bằng những hành động chung tay cụ thể”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc ngay trên đất Trung Quốc (26-07-2014)
    Trung - Nhật đọ sức tại Châu Mỹ La Tinh (26-07-2014)
    Thảm họa MH17: Cảnh giác Trung Quốc 'Đục nước béo cò' (26-07-2014)
    Philippines và Việt Nam: Đồng minh trời sắp đặt? (25-07-2014)
    Tương lai nào cho quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ? (25-07-2014)
    Dải Gaza chờ đợi “ánh sáng cuối đường hầm” (25-07-2014)
    Quân bài khí đốt có còn đủ sức mạnh trong tay Nga? (25-07-2014)
    Tuần đen tối chưa từng có trong lịch sử hàng không (25-07-2014)
    Tân Tổng thống Indonesia là người thế nào? (24-07-2014)
    Nga và phương Tây đã đánh mất nhau như thế nào? (24-07-2014)
    Anh - Pháp khẩu chiến dữ dội về việc bán vũ khí cho Nga (24-07-2014)
    Putin bị dồn vào chân tường? (24-07-2014)
    Lời tiên tri đáng sợ về Thế chiến III và năm 2014 (24-07-2014)
    Phát biểu lặng người của Ngoại trưởng Hà Lan (24-07-2014)
    Nhiều thách thức đang chờ đợi tân Tổng thống Indonesia (23-07-2014)
    Tâm thư người cha có con chết trong vụ máy bay MH17  (23-07-2014)
    Gaza: Mỹ và Liên Hiệp Quốc cũng đành chịu "chết" (23-07-2014)
    Putin: Nga sẽ đáp trả mối đe dọa của NATO ở biên giới (23-07-2014)
    Trung Quốc quyết dồn Mỹ-Nhật vào chân tường (Kỳ III) (22-07-2014)
    Khủng hoảng Gaza lộ rõ chính sách thất bại của Mỹ (22-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153194010.